Enter your keyword

9 điều cần lưu ý khi chọn mua main máy chủ

9 điều cần lưu ý khi chọn mua main máy chủ

Khi chọn mua main máy chủ, người dùng cần tìm hiểu kỹ các yếu tố như Chipset, Socket, khả năng lưu trữ … để có thể lựa chọn được loại main ứng ý nhất.

Trong một hệ thống máy chủ có rất nhiều thành phần, linh kiện tạo thành như Chassis, CPU, RAM … Và Main máy chủ cũng là một trong những bộ phận rất quan trọng.

Main máy chủ, Main server hay motherboard máy chủ là bo mạch chủ, mạch điện chính, trung tâm, của một hệ thống máy chủ.

 He-thong-may-chu-tai-cac-doanh-nghiep-to-chuc  

Hệ thống máy chủ tại các doanh nghiệp, tổ chức

  1. Main máy chủ có vai trò gì trong server?

Main máy chủ đóng vai trò tạo ra một môi trường hoạt động ổn định  cho tất cả các thiết bị, linh kiện khác của máy chủ. Nếu không có Main thì các linh kiện khác của máy chủ không thể liên kết lại với nhau. Bên cạnh đó, nó còn đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa CPU và các thiết bị khác của máy chủ. Tên gọi Motherboard có lẽ bắt nguồn từ chính những chức năng và vai trò quan trọng này của Main máy chủ. 

cac-chi-tiet-trong-main-may-chu

Các chi tiết trong Main máy chủ

Nói một cách tổng quát, Main trong máy chủ là mạch điện chính, trung tâm của một hệ thống hay thiết bị điện tử. Nó có nhiệm vụ kết nối và truyền dẫn giữa các thiết bị khác nhau trong máy.

Các Main máy chủ thường bao gồm các linh kiện như khe gắn (sockets) cho phép gắn thêm các bo mạch phụ, các bo mạch chức năng, các kênh truyền dữ liệu (bus), các bộ xử lý (chipsets), các khe chứa bộ nhớ (memory sockets), các giao diện gắn thiết bị ngoại vi và thiết bị nhập xuất như: máy in, màn hình, bàn phím, chuột, máy ảnh kỹ thuật số … Nó cũng có thể được tích hợp sẵn các mạch điều khiển gắn liền cho modem, âm thanh, đồ họa và mạng.

  1. Khi mua Main máy chủ, bạn cần lưu ý điều gì?

Được hình thành từ rất nhiều các linh kiện khác nhau, với nhiều mẫu mã, series cũng như các hãng sản xuất khác nhau, việc chọn mua được một Main cho máy chủ thực sự vừa ý với nhu cầu sử dụng là 1 điều khá khó khăn. Vì Main của máy chủ là nơi trung gian gắn các thiết bị, linh kiện khác của máy chủ kể cả CPU nên đòi hỏi có sự tương thích với các thiết bị được gắn trên Mainboard. Khi mua Main máy chủ, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

 

Khi-mua-Main-may-chu-can-luu-y-de-tich-hop-duoc-vao-cac-thiet-bi-gan-tren-do

Khi mua Main máy chủ cần lưu ý để tích hợp được vào các thiết bị gắn trên đó

  • Chipset

Chipset trong Main có chức năng đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, giúp đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể thể “nói chuyện” được với CPU và các thiết bị khác. Do đó, khi lựa chọn Main, bạn cần phải chú ý tới chipset đầu tiên.

Ngoài các khả năng trên, một số nhà sản xuất main máy chủ còn đưa thêm các tính năng khác vào chipset như điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi sê-ri main máy chủ khác. Không những thế, chipset không chỉ giới hạn kiểu, tốc độ của CPU mà Main có thể “tải” được, loại bộ nhớ mà bạn có thể lắp đặt mà còn thêm vào các chức năng khác như tích hợp đồ họa, âm thanh, cổng USB 2.

Các Main máy chủ được thiết kế cho cùng loại chipset thì nói chung đều có các tính năng, hiệu năng tương tự nhau. Một điều nữa cũng khá quan trọng đó là bạn cần phải xem xét kĩ xem chipset của Main trong máy chủ đó có hỗ trợ CPU mà bạn đã hoặc sẽ chọn hay không.

  • Socket

Socket hay chuẩn khe cắm chính là số chân cắm của CPU trên Main máy chủ. Loại soket của CPU mà bạn muốn mua phải phù hợp với loại mà Main máy chủ hỗ trợ.

  • CPU

Nen-chon-CPU-may-chu-tuong-thich-voi-Main-may-chu

Nên chọn CPU máy chủ tương thích với Main máy chủ

Điều bạn cần quan tâm đầu tiên khi chọn CPU là khả năng tương thích của nó với Main máy chủ của bạn. Hiện nay, dòng Main dành cho Server SuperMicro đều tương thích với hầu hết các CPU của Intel. Tuy nhiên Socket cho các CPU của AMD và Intel khác nhau nên bạn không thể cắm bộ xử lý của hãng này vào Main hỗ trợ bộ xử lý của hãng kia. Không những thế các bộ xử lý của cùng hãng cũng sử dụng khe cắm khác nhau nên trong nhiều trường hợp bạn cũng không thể nâng cấp được.

Một yếu tố nữa là khả năng hỗ trợ tốc độ CPU tối đa mà Main máy chủ có thể đáp ứng. Bạn cần phải hỏi kĩ nhận viên bán hàng, loại bo mạch chủ này hỗ trợ tốc độ CPU như thế nào bởi đôi khi các nhà sản xuất bo mạch chủ thường ghi là hỗ trợ CPU tốc độ cao như thế này nhưng không bao giờ hỗ trợ được tốc độ đó. Ví dụ: Bo mạch chủ ghi rõ hỗ trợ tốc độ CPU tới 2.5 GHz, nhưng thực tế bo mạch chủ đó hỗ trợ tối đa chỉ 2.0 GHz.

Đa số các Main máy chủ hiện nay đều hỗ trợ DDR3 có các tốc độ 1066/1333 . Ngoài ra, DDR3 còn hỗ trợ kênh đôi, triple hoặc quad cho phép truy xuất bộ nhớ nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.

Ví dụ với 2xDual DDR3 1066/1333 (Max 16GB Ram): trên Main máy chủ này có hai khe cắm Bộ nhớ (RAM), hỗ trợ tốc độ giao tiếp 1066 hoặc 1333Mhz. Dựa vào thông số này, bạn có thể lựa chọn loại bộ nhớ (RAM) với tốc độ thích hợp để nâng cao tính đồng bộ và hiệu suất của máy tính. Chữ Dual là viết tắt của Dual Chanel, tức là Main máy chủ hỗ trợ chế độ chạy hai thanh RAM song song. Với công nghệ này, Main máy chủ của bạn có thể nâng cao hiệu suất và tốc độ chuyển dữ liệu của RAM. Max 16GB Ram tức là tổng dung lượng RAM tối đa mà Main máy chủ hỗ trợ, ở đây là 16GB tức bạn có thể lắp 1xRam16GB, hoặc 2xRam8GB. Tất nhiên bạn sẽ lắp 2xRam8GB để tận dụng công nghệ Dual. Bạn cũng nên lưu ý tới số khe cắm RAM, trong trường hợp này là 2 khe cắm, các Main máy chủ của SuperMicro thường có 3 khe cắm RAM, và hỗ trợ triple.

  • PCI, PCI-E, 4SATA, SAS, 4USB 2.0:

Trên Main máy chủ có khe cắm PCI và PCI-E dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong… 4SATA là 4 khe cắm SATA, một loại chuẩn giao tiếp dành cho đĩa cứng. SATA thì nhanh hơn và ổn định hơn so với chuẩn IDE, SAS thì nhanh hơn và ổn định hơn so với chuẩn SATA. 4 cổng cắm USB 2.0 được hổ trợ trên Main máy chủ.

  • Lưu trữ

Hầu hết các Main máy chủ hiện nay đều hỗ trợ SATA2 có băng thông cao tới 3Gbs/giây. Không những thế, SATA có thể cắm nóng, cáp kết nối lại nhỏ gọn, cho phép tiết kiệm không gian trong hộp máy. Không chỉ vậy, chuẩn SAS với băng thông 6Gbs/s, gấp đôi so với SATA2.

Main máy chủ luôn tích hợp RAID. Hệ thống RAID cho máy chủ sử dụng nhiều ổ cứng cùng loại (ít nhất là 2 ổ cứng) để làm tăng hiệu năng (bằng cách ghi dữ liệu vào cả hai ổ đĩa) hoặc cung cấp giải pháp dự phòng trong trường hợp ổ cứng hỏng.

  • Front Side Bus (FSB):

FSB được hiểu là tốc độ trao đổi liên lạc điều khiển của chipset trên Main máy chủ với CPU, và nó là một trong hai nhân có chính tác động lên tốc độ của CPU, được tính bằng MHz. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các vi xử lí chạy ở bus thấp hơn. Tuy nhiên bạn nên chọn Main máy chủ có FSB phù hợp với Bus của CPU, nên bằng nhau là tốt nhất và đừng bao giờ chọn thấp hơn. Ví dụ bạn có CPU bus800 mà bạn chọn mua một Main máy chủ FSB 533MHz thì thật lãng phí, vì nó sẽ không phát huy được hết hiệu năng CPU của bạn.

  • Mã sản phẩm:

Các thông số đi sau hiệu Main máy chủ này là tên mã của dòng sản phẩm đó. Bạn cần chú ý đến tên mã của dòng sản phẩm vì khi có điều thắc mắc về thông số kĩ thuật, hãng sản xuất và các yếu tố khác có thể qua mã sản phẩm và tra thông tin dễ dàng trên mạng, giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng.

  • Chọn nhà sản xuất nào?

Hiện nay trên thị trường Main máy chủ có khá nhiều nhà sản xuất. Nổi bật trong số đó có 2 hãng sản xuất khá nổi tiếng là Server Asus và Server SuperMicro. Bạn có thể tìm hiểu về các hãng sản xuất này để có thể lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất cho mình.

Chúc bạn thành công!