Enter your keyword

Backup – chuyện không của riêng ai!

Backup – chuyện không của riêng ai!

Bài viết đưa ra những giải pháp backup cho doanh nghiệp dựa trên những kinh nghiệm thực tế đã triển khai và tích lũy được.

Ở thời điểm hiện tại khi mà hầu hết mọi người đều sử dụng máy tính, kết nối internet, thì câu chuyện backup chắc đã được nhắc đến một vài lần. Người quan tâm nhiều thì hiểu tầm quan trọng của nó, người không quan tâm thì cũng biết là có thứ gọi là backup tồn tại trên đời.

Từ sau sự kiện khủng bố 11-9 tại Mỹ, người ta nhận thấy rất nhiều công ty trong tòa nhà tháp đôi chỉ sau một thời gian ngắn họ đã có thể quay lại hoạt động bình thường, cũng có nhiều công ty sau sự kiện đó đã bị xóa xổ trên bản đồ thế giới. Vậy khác biết ở đâu? Đa phần những công ty có trang bị backup trước đó không bị đóng cửa và họ chỉ mất một thời gian ngắn để phục hồi trở lại và ngược lại.

Có lẽ sau câu chuyện 11-9, người ta có vẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề backup. Mọi người suy nghĩ nhiều về nó hơn, tốn nhiều tiền cho nó hơn, và bây giờ việc có một hệ thống backup song song với hệ thống production phục vụ cho doanh nghiệp là chuyện bắt buộc. Thậm chí nó phổ biến đến mức người ta áp dụng nó luôn cho các lĩnh vực bên ngoài công nghệ thông tin.

backup-chuyen-khong-cua-rieng-ai

Backup được mọi người nói rất nhiều ở mọi nơi, được hiểu rất rộng là một phương án dự phòng cho phương án A.

Đối với nhiều doanh nghiệp lớn, họ có sẳn một ủy ban gọi là Business Continuous Planning (BCP) và Backup nằm trong đó. Họ tiến hành backup mọi thứ có thể: cùng một dịch vụ chạy phải có 2 – 3 phương án dự phòng để khi cả phòng máy chủ hay thậm chí là trung tâm dữ liệu gặp thảm họa hay bị đánh bom thì vẫn có chổ khác chạy backup cho nó (Disaster Recovery Site). Thậm chí họ còn backup luôn cả con người, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy một số tập đoàn lớn, trong một chuyến bay rất ít khi có chuyện giám đốc và phó giám đốc ngồi chung một chuyến bay, vấn đề không phải vì hai người ghét nhau, mà là họ dự phòng trường hợp máy bay bị rơi thì vẫn còn một người có thể chèo chống cho doanh nghiệp. Ở một số công ty, trong một vài trường hợp, các nhân viên cấp thường bị ép đi du lịch vài tuần hay cả tháng để thử nghiệm xem trong thời gian nhân viên này vắng mặt thì doanh nghiệp vận hành như thế nào, và người tạm thay thế lúc đó có thể tìm ra những phần thiếu trong công việc của nhân viên này không. Đây cũng là một phương án dự phòng về nhân lực.

Biết rồi nhưng không phải ai cũng chú ý và tuân thủ!!!

Thoạt nhìn qua những điều đã đề cập ở trên chắc mọi người ai cũng biết rồi, viết làm gì. Tuy nhiên, thực tế những công ty hiện nay, họ đều biết cần phải backup dữ liệu nhưng làm hay không lại không ai quan tâm.

Bản thân nhiều nhân viên IT cũng bỏ qua khâu này.Họ nghĩ rằng mình đã làm rồi, nắm hết, nhớ hết, xử lý được hết, backup làm gì cho mất thời gian. Nhưng đúng lúc quan trọng hệ thống lỗi, lúc này thay vì restore lại bản backup không lỗi để doanh nghiệp họ chạy, rồi sau đó mới investigate  thì  họ phải tiến hành fix lỗi vì có backup đâu.

Có một người khác cũng backup, nhưng backup hời hợt cho có, và không theo sát kỹ các lịch trình mình đề ra. Và thông thường những thứ tồi tệ nhất sẽ đến vào thời điểm tồi tệ nhất. Hẳng ngày bạn backup đầy đủ, có một ngày task backup bị lỗi, bạn làm biếng chạy lại vì nghĩ chắc không sao đâu. Tuy nhiên, đến hôm sau user yêu cầu restore lại file bị mất vào đúng thời điểm mà backup bị lỗi lại đúng file quan trọng thì bạn sẽ làm gì?

Do đó, khi đã đưa ra backup hãy tuân thủ nó 100%.

Để đảm bảo việc backup dữ liệu được tiến hành tốt trong các doanh nghiệp, nhân viên IT của công ty cần:

  1. Chỉ cho doanh nghiệp thấy tầm quan trọng của việc backup.
  2. Khi họ quan tâm thì bạn cần đưa ra giải pháp phù hợp với doanh nghiệp, không nên lựa chọn những thứ quá to tát, đắt tiền vì doanh nghiệp còn nhiều thứ phải lo
  3. Cần bám sát doanh nghiệp, không nên quy chụp dựa vào cái mình nghĩ. Ví dụ như công ty bạn có bộ phận kiểm toán, họ hay đi ra ngoài, thậm chí nhiều lúc lên vùng xâu vùng xa, hệ thống mạng khó khăn, việc móc thẳng về máy chủ công ty (đã được chạy backup thường xuyên) là rất khó, nếu bạn nói họ cứ mở file trên máy chủ mà làm cho an toàn, vì đã được backup thì không khác nào bạn làm khó doanh nghiệp.
  4. Thường xuyên cải tiến cập nhập công nghệ và xu hướng

Nếu các nhân viên IT không truyền tải tầm quan trọng của backup thì khi mọi thứ xảy ra người đầu tiên chịu trách nhiệm chính là. Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về chuyện backup dữ liệu cho mình.